Nếu đây là lần đầu bạn đến châu Âu thì bạn sẽ cần biết tới loại visa Schengen – Đây là visa cho phép bạn nhập cảnh và di chuyên vào 26 nước châu Âu thuộc khối Schengen. Đây chính là một trong các visa quyền lực nhất thế giới.
Mục lục
- Visa Schengen là gì?
- Có visa Schengen đi được những nước nào?
- Các loại visa Schengen (châu Âu)
- Thủ tục xin visa Schengen bao gồm những gì?
- Thời gian xét duyệt hồ sơ visa Schengen
- Nơi nộp hồ sơ visa Schengen
- Lệ phí làm visa Schengen
- Đặt lịch hẹn trực tuyến
- Xin visa Schengen nước nào đơn giản nhất?
- Kinh nghiệm xin visa Schengen thành công
Visa Schengen là gì?
Visa Schengen là loại visa cho phép người sở hữu nó đi du lịch tự do và có thể nhập cảnh vào các quốc gia châu Âu thuộc khối Schengen. Ngoài ra, khi có visa này, bạn còn có thể đến 3 nước châu Âu không thuộc trong khu vực trên gồm Vatican, San Marino và Monaco.
Người sở hữu visa Schengen chỉ được xuất nhập cảnh 1 lần duy nhất vào các quốc gia thành viên. Để có được visa Schengen, bạn cần chọn đất nước bạn lưu trú lâu ngày nhất hay điểm đến chính của hành trình. Thời hạn lưu trú tối đa của visa này là 90 ngày với giá trị sử dụng trong vòng 12 tháng.
Có visa Schengen đi được những nước nào?
Hiện tại, khối Schengen bao gồm 26 quốc gia thành viên gồm:
Bỉ | Áo | Đan Mạch |
Pháp | Phần Lan | Hy Lạp |
Luxembourg | Hà Lan | Đức |
Bồ Đào Nha | Tây Ban Nha | Ý |
Thụy Điển | Liechtenstein | Estonia |
Latvia | Litva | Malta |
Cộng hòa Séc | Ba Lan | Slovakia |
Slovenia | Na Uy | Hungary |
Iceland | Thụy Sĩ |
Khi sở hữu visa Schengen, bạn không chỉ được phép nhập cảnh vào 26 quốc gia trên mà còn được nhận quyền hưởng chính sách miễn thị thực ở một số đất nước khác như: Thổ Nhĩ Kỳ, Colombia, Cyprus, Croatia,… với điều kiện tiên quyết là visa Schengen vẫn còn hiệu lực.
Các loại visa Schengen (châu Âu)
Visa Schengen (Châu Âu) được phân loại dựa theo nhu cầu nhập cảnh và số lần nhập cảnh.
Loại visa dựa theo nhu cầu nhập cảnh
Visa Châu Âu dựa theo nhu cầu nhập cảnh gồm 3 loại chính là A, D và C. Nếu bạn muốn đến châu Âu du lịch thì cần làm visa loại A và loại C.
Visa Schengen loại A
Đây là loại visa quá cảnh, nghĩa là cho phép khách du lịch được lưu trú lại 1 trong 26 quốc gia trong khối Schengen trong thời gian ngắn trước khi nhập cảnh vào nước thứ 3 và không được đi khỏi khu vực quá cảnh trong sân bay. Tuy nhiên, có một điều đáng buồn đó là loại visa này chưa được áp dụng cho người dân Việt Nam. Vì vậy, nếu bạn muốn quá cảnh tại một đất nước trong khối Schengen, bạn cần làm visa loại C.
Visa Schengen loại C
Visa Schengen loại C là loại visa ngắn hạn có thời gian lưu trú nhiều nhất là 90 ngày và có hiệu lực sử dụng 6 tháng sau khi visa được cấp. Kể từ khi bạn nhập cảnh vào một quốc gia trong khối Schengen thì thời hạn hiệu lực của visa sẽ bắt đầu được tính. Với visa loại C này, bạn có thể dùng với mục đích đi du lịch hoặc quá cảnh thăm người thân.
Visa Schengen loại D
Visa Schengen loại D là loại visa dài hạn, có thời gian lưu trú lên đến 180 ngày. Đây là visa có mục đích hỗ trợ học tập, nghiên cứu, công tác hoặc các đối tượng được cấp giấy phép cư trú.
Loại visa dựa theo số lần nhập cảnh
Visa Schengen dựa theo số lần nhập cảnh gồm có 3 loại là Single, Double và Multiple. Thông thường, nếu bạn visa Schengen lần đầu sẽ được cấp visa Single.
Visa Schengen Single Entry
Nếu chỉ đến châu Âu để du lịch hoặc thâm thân, bạn sẽ được cấp loại visa Single Entry. Sau khi bạn rời khỏi các quốc giá thuộc khối Schengen, bạn sẽ không thể nhập cảnh lại dù cho visa của bạn còn hạn. Muốn nhập cảnh lần tiếp theo, bạn cần phải xin lại visa hoàn toàn mới.
Visa Schengen Double Entry
Đây là loại visa khả phổ biến cho người quá cảnh tại các khối Schengen (tức nhập cảnh 1 chiều đi và 1 chiều về). Với loại thị thực này, bạn có thể nhập cảnh 2 lần tại một quốc gia bất kỳ thuộc khối Schengen trong thời hạn.
Visa Schengen Multiple Entry
Visa Multiple hay visa dài hạn thường có hạn từ 1, 3 và 5 năm. Với loại visa này bạn có thể nhập cảnh thoải mái vào các nước thuộc khối Schengen mà không cần xin visa mới. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là để xin lại loại visa này, bạn ít nhất cần phải có ít nhât 1 lần xin visa schengen double entry thành công trước đó hoặc 2 lần xin visa schengen single. Ngoài ra, bạn chỉ được lưu trú mỗi lần tối đa 90 ngày trong thời hạn 180 ngày.
>>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm xin visa Schengen Multiple Entry – Làm sao để đậu?
Thủ tục xin visa Schengen bao gồm những gì?
Hộ chiếu còn thời hạn
Bạn cần chuẩn bị hộ chiếu gốc và 01 bản photo toàn bộ các trang. Hộ chiếu vẫn còn thời hạn sử dụng ít nhất 6 tháng, còn tối thiểu 2 trang trống để dán visa và đóng dấu xuất nhập cảnh.
Ảnh thẻ
Bạn cần nộp 2 ảnh thẻ chụp trên phông trắng, kích cỡ 4x6cm, ảnh cần chụp rõ mặt,để lộ vành tai, tóc gọn gàng.
Đơn xin visa du lịch Schengen
Nếu bạn chỉ đi du lịch đến 1 đất nước thì chỉ cần điền tờ khai của riêng quốc gia đó. Trường hợp bạn đi du lịch trên 2 quốc gia, bạn cần điền đơn xin visa của quốc gia mà bạn ở lại lâu nhất. Nếu thời gian lưu trú tại các nước như nhau, bạn cần làm tờ khai xin visa Schengen ở đất nước đầu tiên bạn đến trong chuyến đi.
Bảo sao bảo hiểm du lịch
Khi đi du lịch nước ngoài hay du lịch châu Âu bạn cần mua bảo hiểm du lịch để hạn chế rủi ro. Lúc mua bảo hiểm du lịch bạn cần đảm bảo nó có hiệu lực trong toàn bộ thời gian lưu trú và có giá trị sử dụng trong cả khu vực Schengen. Mức đền bù ít nhất của bảo hiểm du lịch là 30.000 EUR.
Giấy xác nhận đang đi làm
Tùy thuộc vào công việc đang làm thì sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ khác nhau. Cụ thể, nếu bạn là:
Nhân viên:
- Hợp đồng lao động còn hiệu lực
- Đơn xin nghỉ phép có sự chấp nhận của thủ trưởng cơ quan
Chủ doanh nghiệp:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Bảng sao kê tài khoản doanh nghiệp trong 6 tháng gần đây
- Biên nhận nộp thuế 3 tháng hoặc 1 năm gần nhất
Đã về hưu:
- 01 bản photo quyết định về hưu có dấu công chứng
- 01 bản sao thẻ hưu trí có công chứng
- 01 bản sao sổ lương hưu có công chứng
Học sinh/ sinh viên:
- 01 bản photo có công chứng thẻ học sinh/ sinh viên
- Giấy xác nhận là sinh viên/ học sinh từ trường (bản gốc, có dấu đỏ của cơ sở đào tạo)
- Giấy đồng ý cho phép nghỉ học trong thời gian du lịch (bản gốc, có dấu đỏ của cơ sở đào tạo)
Trường hợp bạn là người lao động tự do hoặc không có việc làm: Bạn cần có thư giải trình thu nhập hàng tháng/ hàng năm.
Giấy tờ chứng minh tài chính
Để chứng minh khả năng tài chính bạn có thể thực hiện theo các cách sau đây:
- Nộp bảng lương hoặc sao kê tài khoản nhận lương trong 6 tháng gần nhất
- Sao kê thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng trong 6 tháng gần đây, có dấu đỏ ngân hàng hoặc xác nhận hạn mức thẻ tín dụng góc từ ngân hàng
- Giấy xác nhận tài khoản tiết kiệm (bản gốc, có dấu mộc ngân hàng) kèm theo các bản photo/ bản sao công chứng các sổ tiết kiệm (nếu có).
- Giấy tờ sở hữu các loại tài sản có giá trị như: giấy đăng ký xe oto, giấy tờ sở hữu nhà đất, các loại cổ phiếu.
>>> Đọc thêm: Chứng minh tài chính du lịch châu Âu như nào để đảm bảo đậu visa?
Thông tin cụ thể về vé máy bay khứ hồi
Bạn cần cung cấp thông tin rõ ràng về ngày khởi hành, ngày quay về nước, thông tin chuyến bay, hãng bay chi tiết, uy tín. Việc kê khai như vậy nhằm đảm bảo bạn sẽ quay trở về nước đúng thời hạn, không định cư trái phép tại quốc gia khác.
Chi tiết lịch trình chuyến đi
Khi xin visa du lịch châu Âu Schengen, bạn cần liệt kê chi tiết nhất có thể các hoạt động trong chuyến đi của mình như: các địa điểm sẽ đến, thông tin đặt phòng khách sạn, thông tin chuyến bay, các hoạt động bạn sẽ tham gia hoặc thông tin người thân tại đất nước bạn sẽ đến (nếu có). Bạn nên viết ra một kế hoạch chi tiết và nộp kèm vào hồ sơ.
Lưu ý:
- Đối với trường hợp trẻ em chưa đủ 18 tuổi đi du lịch cùng bố mẹ cần có thêm đơn đồng thuận của bố mẹ cho con đi du lịch kèm theo hộ chiếu, CCCD/ CMND của bố hoặc mẹ.
- Giấy tờ xin visa Schengen cần dịch thuật và công chứng sang tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của quốc gia mà bạn đến. Nếu bạn xin visa Schengen với mục đích công tác, thăm người thân, bạn cần bổ sung thư mời và các giấy tờ khác đúng yêu cầu của cơ quan thẩm quyền.
>>> Đọc chi tiết: Hướng dẫn điền tờ khai xin visa Schengen chi tiết nhất
Thời gian xét duyệt hồ sơ visa Schengen
Thông thường, thời gian xét duyệt visa Schengen châu Âu là 15 ngày hoặc có thể lâu hơn nếu thông tin của bạn cần được kiểm tra và xác minh thêm. Do đó, bạn nên đặt khách sạn và vé máy bay cách xa hơn 2 tháng để đảm bảo về mặt thời gian.
Nơi nộp hồ sơ visa Schengen
Địa chỉ nộp hồ sơ xin visa Schengen phụ thuộc vào quốc gia bạn muốn đến. Bạn sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan đại sứ quán đất nước bạn muốn xin visa. Bạn có thể liên hệ với trung tâm VFS hoặc trung tâm TLS để biết thêm thông tin và xác nhận lại. Đây chính là 2 nơi tiếp nhận hồ sơ xin visa châu Âu tại Việt Nam.
Hiện nay, hầu hết các Đại sứ quán/Lãnh sự quán các nước Schengen tại Việt Nam không nhận hồ sơ xin visa trực tiếp nữa, mà bạn cần đến nộp hồ sơ tại các Trung tâm tiếp nhận thị thực được ủy quyền, cụ thể:
- Trung tâm VFS Global: Hà Lan, Đan Mạch, Ý, Bỉ, Áo, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Lithuania
- Trung tâm TLS Contact: Pháp, Estonia, Thụy Sĩ
- Trung tâm BLS International: Tây Ban Nha
Lệ phí làm visa Schengen
Nếu bạn tự xin visa Schengen ngắn hạn cần nộp lệ phí xin visa khoảng 60 EUR (khoảng 2 triệu), chưa bao gồm các chi phí phát sinh như dịch thuật, công chứng hồ sơ. Với loại phí này bạn có thể đóng bằng tiền Việt hoặc EUR ở hình thức tiền mặt hay thẻ đều được chấp nhận.
Trong trường hợp bạn đã từng xin Visa trong 3 tháng gần nhất (không quá 90 ngày) thì gia hạn visa Schengen sẽ chỉ khoảng hơn 700,000 vnđ. Trừ một số trường hợp đặc biệt thì sẽ được miễn phí hoàn toàn.
>>> Tìm hiểu thêm: Gia hạn visa Schengen: Hướng dẫn thủ tục xin gia hạn visa
Đặt lịch hẹn trực tuyến
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ như trên bạn sẽ đi nộp hồ sơ trực tiếp. Tuy nhiên bạn cần đăng ký lịch hẹn online trước khi nộp hồ sơ. Nếu bạn quên hay bỏ qua bước này thì hồ sơ mang đến cũng sẽ không được tiếp nhận.
Để đặt lịch hẹn, bạn hãy truy cập vào website của các trung tâm tiếp nhận thị thực và làm theo hướng dẫn:
- VFS Global: https://www.vfsglobal.com/en/individuals/index.html (xin visa Ý, Đức, Thụy Sỹ)
- TLS Contact: https://fr.tlscontact.com/ (xin visa Pháp)
- BLS International: https://vietnam.blsspainvisa.com/vietnamise/index.php (xin visa Tây Ban Nha)
Sau khi hoàn thành, bạn cần in giấy hẹn ra chờ đến ngày nộp hồ sơ trực tiếp.
Xin visa Schengen nước nào đơn giản nhất?
Dựa trên kinh nghiệm làm dịch vụ xin visa Schengen, nước xét duyệt hồ sơ xin visa này dễ nhất chính là Pháp, vì quốc gia này có chính sách thu hút khách du lịch. Thời hạn lưu trú của visa du lịch lên đến 90 ngày. Những đất nước khác như Ba Lan, Đức, Cộng hòa Séc,… sẽ xét duyệt hồ sơ lâu hơn với quy trình kiểm duyệt gắt gao, đòi hỏi nhiều giấy tờ phức tạp hơn.
Đối với công dân Việt Nam muốn làm visa Schengen cần nhận được sự chấp thuận của tất cả các quốc gia trong khu vực Schengen thì mới được cấp visa châu Âu. Do đó, thời gian tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin visa cũng khá lâu. Để tiết kiệm thời gian, bạn hãy cố gắng chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định để không bị trả về bổ sung các giấy tờ khác.
Kinh nghiệm xin visa Schengen thành công
Hiện nay, việc sở hữu visa Schengen cũng không quá khó khăn nếu bạn đáp ứng đầy đủ điều kiện, yêu cầu của cơ quan lãnh sự. Tuy nhiên, để nâng cao tỷ lệ thành công, bạn hãy ghi lại những kinh nghiệm sau đây nhé!
- Không để hộ chiếu trống: Bạn không nên để hộ chiếu trắng khi xin visa Schengen. Nếu bạn chưa có cơ hội đi nhiều quốc gia phát triển, hãy đảm bảo hộ chiếu của bạn cũng có dấu mộc nhập cảnh của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore,… thì cơ hội đỗ visa sẽ cao hơn.
- Hồ sơ rõ ràng, minh bạch: Khi kê khai thông tin các loại giấy tờ xin visa, bạn cần điền đúng sự thật. Nếu khai sai, khai khống và bị phát hiện, hồ sơ của bạn sẽ bị loại ngay lập tức và thậm chí bạn sẽ bị cấm nhập cảnh vào quốc gia đó vĩnh viễn.
- Nguyên nhân khiến hồ sơ của bạn thiếu sự tin tưởng: thu nhập không cao, không có ràng buộc chặt chẽ tại Việt Nam, chưa đi du lịch nước ngoài nhiều, công việc không ổn định,…
>>> Đọc thêm: Làm gì khi bị từ chối visa Schengen? Nguyên nhân và cách xử lý
Như vậy, Nowtadi đã cung cấp cho bạn những thông tin, kinh nghiệm về cách làm hồ sơ xin visa châu Âu. Hy vọng, qua bài viết bạn đã nắm rõ hơn về các thủ tục cũng như có thêm hiểu biết về loại visa này. Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian chuẩn bị các thủ tục rườm rà, đừng ngần ngại liên hệ với Nowtadi, chúng tôi cung cấp dịch vụ visa Schengen hàng đầu tại Việt Nam.
This Post Has 2 Comments
Bài viết rất hay
Cho mình hỏi bên mình có dịch vụ làm visa Schengen không ạ?