Làm gì khi bị từ chối visa Schengen

Nguyên nhân bị từ chối visa Schengen và giải pháp khắc phục

Bị trượt visa Schengen (Châu Âu) là điều mà không ai mong muốn cả. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm đọc bài viết này thì đồng nghĩa với việc bạn đã trải qua tình trạng bị từ chối visa Schengen. Vậy nguyên nhân trượt là do đâu? Giải pháp khắc phục như thế nào?

Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này cùng Nowtadi nhé!

Nguyên nhân khiến bạn bị từ chối visa Schengen

Trong nhiều năm làm dịch vụ, Nowtadi đã gặp và làm việc với vô số khách hàng tự tin rằng hồ sơ của mình mạnh, xin visa Schengen là chắc chắn sẽ đỗ. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta phải nộp và bị từ chối visa Schengen thì mới biết rằng hồ sơ của mình không hề mạnh một chút nào. Vậy nguyên nhân bị trượt là do đâu?

Những lý do thường khiến bạn bị từ chối visa Schengen

1. Chưa chứng minh được mục đích chuyến đi rõ ràng

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến các bạn bị từ chối visa. Dù cho bạn có khả năng tài chính tốt hay lịch sử đi lại nhiều quốc gia, việc xin thị thực một nước thuộc khối Schengen thất bại vẫn là điều dễ hiểu nếu bạn không có kế hoạch hay lịch trình di chuyển rõ ràng. Hồ sơ của bạn hoàn toàn có thể bị đánh giá là không rõ mục đích hay du lịch mà không kế hoạch. Đại sứ quán hoàn toàn có thể đặt câu hỏi nghi vấn về mục đích xin visa của bạn.

Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị một lịch trình chi tiết, tìm hiểu kĩ các địa điểm cần đến, khách sạn ở, ngày đi, ngày về rõ ràng,… Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết hay một bản mẫu tham khảo về lịch trình di chuyển, đừng ngần ngại liên hệ với Nowtadi. Chúng tôi hoàn toàn có thể hỗ trợ bạn vấn đề này.

2. Không khai báo thông tin rõ ràng hoặc khai báo sai lệch

Đại sứ quán hay trung tâm thị thực VFS mà bạn nộp hồ sơ hoàn toàn có quyền kiểm tra toàn bộ thông tin cá nhân của bạn. Nếu hồ sơ của bạn xuất hiện các nội dung không khớp hoặc không tương đồng. Việc đánh trượt hồ sơ xin visa Schengen của bạn hoàn toàn là điều dễ hiểu. Do đó, hãy cố gắng tránh sai các thông tin không chính xác hoặc không khớp với sự thật. Tuy nhiên, nếu điều này khiến hồ sơ của bạn trở nên yếu, giảm tỉ lệ đậu visa Schengen, hãy liên hệ với Nowtadi – Chúng tôi sẽ hỗ trợ cải thiện bộ hồ sơ xin visa của bạn tốt nhất.

3. Không xác thực được khả năng tài chính

Chứng minh khả năng tài chính là điều kiện tiên quyết trước khi xét duyệt các vấn đề khác trong bộ hồ sơ của bạn. Châu Âu vẫn nổi tiếng là một nơi có mức chi phí sống cao, đắt đỏ. Việc chứng minh tài chính rất quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh tồn của bạn tại đất nước sở tại. Bạn cần chứng minh tất cả các yếu tố liên quan đến tài chính như sổ tiết kiệm, tài sản, thu nhập,.. để đảm bảo rằng bạn có thể hoàn toàn chi trả được các chi phí trong thời gian lưu trú. Nếu bạn không có sổ tiết kiệm hay mức thu nhập không cao hoặc không rõ ràng/ổn định, việc đánh trượt hồ sơ của bạn là điều hiển nhiên.

Trong trường hợp mà bạn vẫn muốn đi nhưng tài chính không đáp ứng đủ, liên hệ với chúng tôi, Nowtadi sẽ hỗ trợ bạn tăng tối đa tỉ lệ đậu với các “dịch vụ” của mình.

4. Không chứng minh được ràng buộc tại Việt Nam

Không quốc gia nào muốn có dân nhập cư bất hợp pháp cả. Do đó, việc chứng minh sự ràng buộc với đất nước đang sinh sống trở thành một yếu tố không thể thay thế. Đương đơn phải chứng minh sự ràng buộc của mình thông qua các giấy tờ như gia đình, vợ con, công việc, hộ khẩu,… để thể hiện được rằng tôi đang sinh sống và làm việc tại quê nhà, việc tôi nhập cảnh vào đất nước bạn hoàn toàn là tạm thời, không có ý định ở lại lâu dài.

Còn nếu bạn vẫn băn khoăn không biết mình thuộc trường hợp nào trong 4 trường hợp trên. Hãy thử kiểm tra tỉ lệ đậu visa của bạn trên hệ thống của Nowtadi và xem khả năng đỗ visa của bạn là bao nhiêu.

Cần phải làm gì khi bị từ chối visa Schengen?

Sau khi bị từ chối visa Schengen có hai việc mà bạn cần làm ngay lập tức:

  • Xác định lí do vì sao bị từ chối
  • Chuẩn bị lại hồ sơ để xin lại visa lần sau.
Những điều nên làm khi bị từ chối visa Schengen

Xác định lý do vì sao bị từ chối visa Schengen

Với các thông tin trên, chắc hẳn bạn đã xác định được lí do bị từ chối visa Schengen. Nếu hồ sơ tài chính bạn yếu, bạn nên bổ sung hay làm lại ngay lập tức. Ví dụ như bổ sung sổ tiết kiệm trị giá 150-200 triệu trở lên. Còn nếu bạn thiếu yếu tố ràng buộc tại nước sở tại, bạn có thể bổ sung giấy tờ như xác minh công việc, giấy phép xin nghỉ phép có dấu của công ty hoặc nếu làm chủ doanh nghiệp thì bổ sung giấy tờ kinh doanh.

Tuy nhiên, mỗi trường hợp sẽ có phương án xử lý khác nhau. Nhưng nếu bạn vẫn không xác định được lý do cụ thể, tốt nhất bạn nên liên hệ đơn vị làm dịch vụ visa Schengen như Nowtadi. Thời gian làm hồ sơ của bạn sẽ được rút ngắn từ 3-5 ngày so với thông thường, hồ sơ của bạn cũng sẽ được xác định nhanh chóng xem đang thiếu loại giấy tờ nào.

Chuẩn bị lại giấy tờ trong hồ sơ

Sau khi xác định lại nguyên nhân bị từ chối visa, hãy lên một danh sách các loại giấy tờ cần chuẩn bị để tránh sai sót. Bạn có thể tham khảo danh sách các giấy tờ tiêu chuẩn cần chuẩn bị dưới đây của Nowtadi.

>>> Đọc thêm: Visa Schengen là gì? Thủ tục, kinh nghiệm xin visa Schengen

Bao lâu thì xin lại được visa Schengen?

Tùy thuộc vào nguyên nhân bị từ chối visa Schengen của bạn. Nếu bạn chỉ nộp thiếu các giấy tờ thì bạn có thể chuẩn bị và nộp lại ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải vấn đề liên quan đến tài chính chẳng hạn như chứng minh thu nhập thì bạn cần phải đi làm ngay hoặc bằng cách nào đó để có được bảng sao kê lương 3 tháng gần nhất. Vậy nên, thời gian tối thiểu bạn có thể nộp lại visa Schengen sẽ là 4 tháng.

Không nên làm gì khi bị từ chối visa Schengen?

Bên cạnh việc chuẩn bị để nộp hồ sơ trong lần tiếp theo tốt hơn, bạn cần tránh thực hiện một số việc để khiến việc xin thị thực trở nên khó khăn hơn. Đây là các điều cấm kị làm sau khi bị trượt:

1. Không nên nộp hồ sơ xin visa một nước khác chung khối Schengen

Nếu hồ sơ xin một nước A thuộc khối Schengen của bạn đã bị từ chối, bạn không nên nộp hồ sơ sang một nước B. Các hoạt động xin thị thực của bạn đều được lưu lại trên hệ thống của khối Schengen. Do đó, đa số các cơ quan Lãnh sự quán các nước trong khối đều sẽ không chấp nhận và tiến hành xét duyệt hồ sơ của bạn khi đã bị một nước khác từ chối trước đó.

2. Không nên làm lại hộ chiếu mới

Kể cả khi bạn làm lại hộ chiếu mới để loại bỏ dấu bị từ chối, hệ thống đã ghi nhận thông tin trước đó. Do đó, việc này sẽ chỉ làm tốn thời gian, thậm chí trong lần xin visa tiếp theo Lãnh sự quán sẽ không có ấn tượng tốt đối với bạn.

3. Không nên thay đổi thông tin

Sau khi nhận lại hồ sơ, bạn có nhận thấy rằng thông tin của mình đang không phù hợp với tiêu chuẩn cũng không nên thay đổi thông tin. Việc bạn thay đổi thông tin sao cho khớp và phù hợp có thể sẽ bị đánh giá là cố ý khai báo thông tin sai lệch, không chính xác.

Kết luận

Hi vọng bài viết này đã có thể giúp bạn thoải mái và cảm thấy tự tin cho lần nộp visa tiếp theo. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn thấy khó khăn và lo ngại bị từ chối visa Schengen lần 2, đừng ngần ngại liên hệ Nowtadi nhé. Chúng tôi sẽ cố gắng giúp bạn cải thiện hồ sơ và khắc phục các điểm yếu của bạn.

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan

Đóng góp ý kiến