Visa y tế Nhật Bản

Chi tiết thủ tục xin Visa y tế Nhật Bản: Hồ sơ, quy trình, lưu ý

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản còn thể hiện qua lĩnh vực y tế. Cụ thể, visa y tế Nhật Bản là chiếc cầu nối giữa hoạt động thăm khám sức khỏe tại Nhật với bệnh nhân ngoại quốc. Nếu bạn đang có nhu cầu chăm sóc sức khỏe hoặc tìm hiểu về ngành y tế Nhật, bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu hơn cách làm visa thăm khám cũng như cập nhật các thông tin liên quan. 

Những điều cần biết về visa y tế Nhật Bản

Visa y tế Nhật Bản là gì?

Visa y tế Nhật Bản còn được gọi với tên khác là thị thực lưu trú y tế tại Nhật. Đây là visa được chính phủ ban hành dành cho các bệnh nhân là người nước ngoài có nhu cầu đến Nhật Bản cho mục đích sức khỏe.

Tìm hiểu về visa y tế Nhật Bản
Tìm hiểu về visa y tế Nhật Bản

Loại thị thực này có thể được cấp cho người đi cùng bệnh nhân khi cần thiết. Trong trường hợp này, thị thực sẽ được cấp giống như bệnh nhân ngoại quốc nhằm hỗ trợ quá trình người nhà/người liên quan bệnh nhân qua Nhật, tạo điều kiện tốt cho việc chăm sóc bệnh nhân khi ở nước ngoài.

Các phúc lợi có được khi dùng visa y tế Nhật Bản:

  • Hoạt động y tế như: khám bệnh, chữa bệnh, dưỡng bệnh,…
  • Hoạt động lưu trú: kết hợp điều trị và lưu trú tại Nhật Bản, tối đa thời gian lưu trú mỗi lần là 90 ngày.
  • Nhiều lợi ích khác dành cho người sở hữu visa và người đi cùng.

>>> Đọc thêm: Visa định trú Nhật Bản là gì? Áp dụng cho đối tượng nào?

Các loại thị thực lưu trú y tế tại Nhật Bản

Hiện tại, có 2 loại thị thực y tế Nhật Bản, bao gồm:

  • Visa y tế Nhật Bản 1 lần: Visa dùng trong giới hạn nhập cảnh vào Nhật 1 lần, hiệu lực tối đa 1 năm với thời gian lưu trú không nhiều hơn 90 ngày. 
  • Visa y tế Nhật Bản nhiều lần: Visa dùng cho nhiều lần nhập cảnh vào Nhật Bản (số lần nhập cảnh không giới hạn), hiệu lực tới 3 năm. Thời gian lưu trú cho mỗi lần nhập cảnh có thể dài hơn 90 ngày. 

Thế nào là visa chữa bệnh nhiều lần?

Visa y tế Nhật Bản có thể dùng cho nhiều lần chữa bệnh. Loại thị thực này có thời hạn hiệu lực dài ngày và cho phép đương đơn sử dụng để xuất nhập cảnh nhiều lần, miễn đảm bảo còn trong thời hạn sử dụng. Tuy nhiên, loại visa này được cấp trong giới hạn bệnh nhân mỗi lần đến Nhật không quá 90 ngày. 

Ngoài ra, bệnh nhân cần xuất trình Kế hoạch điều trị khi sang Nhật Bản chi tiết. Thông tin này có thể được cấp bởi người bảo lãnh bệnh nhân.

Phạm vi sử dụng của visa y tế Nhật Bản

Thị thực lưu trú y tế tại Nhật Bản có thể áp dụng ở nhiều phạm vi khác nhau:

  • Cơ sở y tế: Visa có hiệu lực và được sử dụng tại nhiều cơ sở y tế khác nhau được cấp phép bởi chính phủ Nhật. 
  • Dịch vụ y tế: Đa dạng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra sức khỏe định kỳ, sức khỏe răng miệng, hồi phục sức khỏe (hồi phục bằng suối nước nóng, tuy nhiên thời hạn dưới 90 ngày,…). 

Thời gian sử dụng visa

Tùy theo tình hình sức khỏe và nhu cầu xin visa của bệnh nhân mà chính phủ có các mốc thời hạn sử dụng khác nhau, có trường hợp visa có thể được cấp trên 3 năm. 

Thời gian lưu trú

Tương tự thời hạn sử dụng của visa, thời gian lưu trú thị thực y tế dành cho bệnh nhân và người đi cùng được đánh giá dựa trên tình trạng khám bệnh lâm sàng. Bệnh nhân và người đi cùng có thể lưu trú lại Nhật Bản trong vòng 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc hơn.

Lưu trú khi xin visa y tế Nhật Bản
Lưu trú khi xin visa y tế Nhật Bản

Trong trường hợp thời gian lưu trú trên 3 tháng (90 ngày), bệnh nhân được yêu cầu ở lại nơi cơ sở y tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chữa bệnh. Các bệnh nhân này cần bổ sung Giấy chứng nhận tư cách lưu trú tại Nhật Bản được cấp bởi Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Tư pháp. Bệnh nhân, hoặc người đi cùng có thể liên hệ nhân viên của cơ sở y tế nhằm hỗ trợ quá trình xin giấy. 

>>> Đọc thêm: Cập nhật thông tin xin visa quá cảnh Nhật Bản mới nhất

Hướng dẫn chi tiết quy trình xin visa y tế Nhật Bản

Thủ tục xin thị thực y tế Nhật Bản

Thông thường, quy trình xin thị thực trải qua các bước cụ thể:

Bước 1: Lựa chọn người bảo lãnh

Cá nhân có thể lựa chọn người bảo lãnh từ danh sách các tổ chức bảo lãnh có đăng ký với chính phủ Nhật như điều phối viên y tế, công ty du lịch,…

Bước 2: Nhận giấy bảo lãnh

Khi lựa chọn người bảo lãnh visa y tế Nhật Bản xong, bên bảo lãnh sẽ gửi xác nhận kèm Giấy chứng nhận lịch trình khám bệnh của cơ sở y tế liên quan.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ

Danh sách hồ sơ đương đơn cần đảm bảo đầy đủ khi nộp lên cơ quan xét duyệt bao gồm:

Hồ sơ phía Nhật Bản:

  • Bảng dự định/thăm khám sức khỏe tại cơ sở y tế tại Nhật.
  • Giấy chứng nhận thăm khám/ dự định thăm khám do cơ sở y tế tại Nhật Bản cấp. 

Hồ sơ phía bệnh nhân:

  • Hộ chiếu giá trị sử dụng trên 6 tháng, ít nhất 2 trang trống. 
  • Mẫu tờ đơn khai báo xin visa y tế Nhật Bản với chữ ký trùng với trên hộ chiếu. Tờ khai tham khảo theo bản mẫu tại website: https://www.mofa.go.jp/mofaj/toko/visa/pdfs/application1.pdf 
  • Ảnh cá nhân kích thước 4.5 * 4.5 cm, chụp dưới 6 tháng, số lượng 2 ảnh. 
  • Giấy chứng nhận về các dịch vụ khám bệnh theo kế hoạch được cấp bởi một tổ chức y tế nơi bệnh nhân sẽ sử dụng dịch vụ. 
  • Giấy tờ chứng minh tài chính của bệnh nhân như sổ tiết kiệm, bảng sao kê ngân hàng, giấy chứng nhận tài sản,…
  • Giấy tờ nhân thân nhằm xác minh danh tính như CMND/CCCD.
  • Sổ hộ khẩu (bản sao có công chứng các trang nội dung).
  • Kế hoạch điều trị bệnh của đương đơn khi ở tại Nhật Bản. 
  • Các hóa đơn viện phí liên quan nếu có.

Hồ sơ của người đi cùng bệnh nhân (nếu có): 

  • Hộ chiếu (còn hạn sử dụng trong 6 tháng).
  • 01 ảnh chụp chân dung kích thước 4.5 x 4.5 cm. 
  • Bản sao có công chứng CMND/CCCD.
  • Sổ hộ khẩu (bản sao cần công chứng từ cấp chính quyền).
  • Giấy tờ xác nhận mối quan hệ với bệnh nhân.
  • Đơn yêu cầu đi cùng của bệnh nhân.
  • Giấy tờ khác: hợp đồng lao động, đơn nghỉ phép nếu đang làm việc cho tổ chức nào đó tại Việt Nam,…

Bước 4: Nộp đơn và hồ sơ xin thị thực

Đối với visa y tế Nhật Bản, đương đơn có thể nộp tại các điểm như:

  • Lãnh sự quán Nhật Bản khu vực phía Bắc và Nam
  • Cơ quan/đại lý được ủy thác, danh sách tham khảo tại link: https://www.vn.emb-japan.go.jp/files/000497979.pdf 

Bước 5: Thông báo kết quả visa y tế

Bên Lãnh sự quán sẽ chủ động thông báo đến các cá nhân nếu đương đơn đủ điều kiện cấp thẻ visa. Thời gian chờ đợi thường kéo dài trong 1 tuần, có thể lâu hơn nếu cần. 

Chi phí xin visa y tế Nhật Bản

Giá làm thị thực lưu trú y tế tại Nhật khác nhau tùy loại visa:

  • Chi phí xin visa 1 lần: 650.000 VND
  • Chi phí xin visa nhiều lần: 1.300.000 VND
Chi phí xin visa khám chữa bệnh tại Nhật
Chi phí xin visa khám chữa bệnh tại Nhật

Lưu ý: 

  • Chi phí có thể phát sinh tùy thuộc thời điểm nộp hoặc các yếu tố khách quan khác như thay đổi chi phí xét duyệt, chênh lệch giá khi nộp hồ sơ tại nơi được Lãnh sự quán ủy thác,…
  • Đương đơn có thể được yêu cầu trả thêm khoản cọc cho bên bảo lãnh nhằm đảm bảo visa y tế Nhật Bản sau khi xin sẽ được sử dụng đúng mục đích. Khoản tiền cọc này sẽ được hoàn trả khi người bệnh quay trở lại Việt Nam. 

Các lưu ý khi xin visa y tế Nhật Bản

  • Visa y tế Nhật Bản không giới hạn về mặt thời gian. Thời gian visa có hiệu lực, thời gian lưu trú,… sẽ được cơ quan xét duyệt thị thực xem xét và đánh giá dựa trên trình trạng của bệnh nhân. 
  • Một vài loại visa Nhật Bản ngắn hạn có thể được tiếp nhận để sang Nhật điều trị, ví dụ visa du lịch. Tuy nhiên, không ít trường hợp bị từ chối dù cá nhân có sở hữu visa du lịch tại Nhật trong thời gian đó. Bạn có thể liên hệ bên dịch vụ visa Nhật Bản để tìm hiểu thêm.
  • Trường hợp đương đơn nhiều lần cung cấp hồ sơ không đầy đủ hoặc không đi phỏng vấn, Lãnh sự quán Nhật Bản sẽ từ chối xét duyệt.
  • Thời gian xét duyệt hồ sơ làm visa dao động từ 7 ngày đến nhiều tuần, vì thế, đương đơn nên sắp xếp thời gian nộp hồ sơ không quá cận ngày dự định đi nếu không muốn ảnh hưởng đến kế hoạch cá nhân. 
  • Đương đơn trình nộp thêm bản sao các loại giấy tờ trong trường hợp cần lấy lại bản gốc.
  • Các giấy tờ của đương đơn có thể khác nhau tùy thuộc giai đoạn, quốc tịch. Vì thế, bệnh nhân/người bảo lãnh cần liên hệ Lãnh sự quán để nhận danh sách các giấy tờ phù hợp cần chuẩn bị.
  • Đối với người đi cùng bệnh nhân và được cấp visa y tế với mục đích chăm sóc riêng cho bệnh nhân, đảm bảo không được phép tham gia các hoạt động khác không liên quan như kinh doanh, đi làm công việc khác có nhận lương tại Nhật Bản.

Kết luận

Bài viết trên là tổng hợp các thông tin cần thiết về visa y tế Nhật Bản. Hy vọng bệnh nhân, người đi cùng hoặc các cá nhân liên quan sẽ nắm vững được những thông tin quan trọng cho quá trình xin thị thực. Các bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin về các dịch vụ visa Nhật Bản, liên hệ Nowtadi để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Đóng góp ý kiến