Visa tị nạn Nhật Bản

Visa tị nạn Nhật Bản: Quy định, thủ tục và lưu ý khi xin visa

Visa tị nạn Nhật Bản là diện visa đặc biệt cho phép người sở hữu ở lại Nhật làm việc với nhiều quyền lợi như thường trú nhân. Vì vậy, rất nhiều người quan tâm tới việc nộp visa tị nạn để tiếp tục cư trú khi visa hiện tại sắp hết hạn. Tuy nhiên, loại thị thực này thực chất là gì, xin có khó không và điều kiện được cấp như thế nào thì không phải ai cũng nắm được. Sau đây, hãy cùng Nowtadi tìm hiểu nhé!

Visa tị nạn Nhật Bản là gì?

Visa tị nạn Nhật Bản là gì
Visa tị nạn Nhật dành cho người cần được bảo hộ quyền công dân

Visa tị nạn chính là visa dành cho những đối tượng được coi là bị đàn áp vì các quan điểm về chính trị, chủng tộc hay tôn giáo. Vì họ không có quyền công dân hoặc không được bảo hộ ở địa phương hay đất nước họ sinh sống nên những người này muốn di chuyển đến Nhật Bản cư trú. Đa số người xin visa tị nạn đến từ những nước xảy ra nạn phân biệt chủng tộc hoặc tôn giáo sẽ dễ được chấp nhận hơn. Còn những người chạy trốn khỏi quốc gia đang có chiến tranh không được công nhận là người tị nạn.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn xin visa định cư Nhật Bản: Thủ tục, điều kiện, lệ phí

Chế độ của người có visa tị nạn Nhật Bản

Làm việc bằng visa tị nạn Nhật Bản
Có visa tị nạn, người nước ngoài được làm việc không phân biệt ngành nghề

Nếu xin được visa tị nạn tại Nhật thành công, bạn sẽ có một số quyền lợi như sau:

  • Có tư cách lưu trú là định cư ngay cả khi không đáp ứng được yêu cầu về tài chính hay công việc
  • Được hưởng các chính sách phúc lợi của Chính phủ Nhật như nhận lương hưu, trợ cấp chăm sóc trẻ em
  • Tự do lao động không phân biệt ngành nghề
  • Được cấp giấy chứng nhận du lịch tị nạn để đi du lịch nước ngoài không giới hạn số lần nhập và xuất cảnh Nhật trong thời gian chứng nhận có hiệu lực

Quy định khi xin visa Nhật diện tị nạn

Do thời gian xét duyệt visa rất lâu, nên trước đây nhiều người nước ngoài khi hết hạn visa có xu hướng lợi dụng kẽ hở trong chính sách visa tị nạn để ở lại Nhật lâu hơn và tiếp tục làm việc. Tuy nhiên, từ năm 2018, chính phủ Nhật Bản đã ban hành quy định mới nhằm siết chặt hơn việc đăng ký xin visa tị nạn.

Theo đó, người xin visa phải nộp hồ sơ chứng nhận tị nạn lên Cục Xuất Nhập Cảnh địa phương và chờ xét duyệt. Sau 2 tháng từ ngày nộp hồ sơ, người xin visa sẽ được chia ra làm 4 trường hợp để xử lý như sau:

  • Trường hợp hồ sơ có khả năng cao được chấp nhận: Người tị nạn sẽ được cấp tư cách lưu trú và tư cách đi làm hợp pháp.
  • Trường hợp hồ sơ không phù hợp: Người xin visa Nhật Bản không được cấp visa hoạt động đặc biệt và không được phép đi làm, đồng thời sẽ bị cưỡng chế về nước sau khi hết thời gian lưu trú.
  • Trường hợp hồ sơ nộp lại: Một khi hồ sơ đã từng bị từ chối visa tị nạn Nhật Bản thì sẽ không được xét duyệt lại nữa. Những trường hợp cố tình tiếp tục nộp hồ sơ sẽ không được đi làm và buộc bị trục xuất về nước.
  • Trường hợp hồ sơ chưa xác định: Cục Xuất Nhập Cảnh sẽ tiếp tục thu thập, điều tra thêm thông tin về bạn để xác minh có đúng là người đang gặp khó khăn, cần được bảo vệ hay không. Tuy nhiên trong thời gian chờ kết quả, bạn sẽ không được đi làm thêm.

Thực trạng xin thị thực tị nạn Nhật Bản hiện nay

Số lượng người xin visa tị nạn Nhật Bản
Số lượng người xin visa tị nạn ở Nhật rất đông

Số lượng người nước ngoài ở Nhật xin visa tị nạn rất lớn và luôn có xu hướng tăng qua từng năm. Điển hình như theo số liệu thống kê của Cục Xuất Nhập Cảnh năm 2016, có đến 10.901 người đăng ký loại visa này. Đến năm 2017, con số đó đã tăng lên 19.628 và chủ yếu các đương đơn là người đến từ Philippines, Việt Nam và Sri Lanka.

Tuy nhiên, trong số lượng đơn xin visa tị nạn khổng lồ đó, chỉ có chưa đến 1% được chấp thuận. Như vậy, có thể thấy việc xin visa với tư cách người tị nạn vốn không hề dễ dàng, cộng thêm những chính sách quản lý mới chặt chẽ hơn từ chính phủ thì xác suất có được loại visa này là rất thấp.

>>> Đọc thêm: Visa định trú Nhật Bản là gì? Áp dụng cho đối tượng nào?

Có nên chuyển từ visa khác sang visa tị nạn Nhật Bản?

Vì muốn tiếp tục được ở lại Nhật để sinh sống và làm việc, nhiều người sở hữu visa du học hoặc thực tập sinh sắp hết hạn nghĩ đến phương án nộp đơn xin visa tị nạn. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định làm loại hồ sơ visa này, bạn cần cân nhắc rất kỹ lưỡng bởi việc chuyển sang visa tị nạn Nhật Bản có thể gặp phải những rủi ro rất lớn như sau:

  • Trong khi chờ kết quả, bạn không được phép đi làm. Nhiều trường hợp còn bị đưa vào trại tạm giữ của Cục Xuất Nhập Cảnh chờ thẩm định thông tin.
  • Khả năng trượt visa lên đến 99% và bạn không thể kháng nghị hay nộp lại hồ sơ xin visa tị nạn sau khi bị từ chối.
  • Nếu không được cấp visa tị nạn, cơ hội xin lại visa cũ hoặc các loại visa khác để ở lại Nhật là rất thấp.
  • Hồ sơ của bạn sẽ được lưu trữ là giả mạo tị nạn và được coi là “vết đen” trong lý lịch. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến khả năng xin visa nhập cảnh vào Nhật Bản sau này của riêng bạn mà còn liên đới đến các thành viên trong gia đình.
  • Dù bạn có visa tị nạn và được làm việc ở Nhật thì các công ty cũng không ưa chuộng người lao động diện này, trừ khi là xưởng sản xuất chỉ cần tuyển lao động phổ thông với mức lương thấp.
  • Trường hợp bạn được duyệt visa tị nạn Nhật thì sẽ mất tư cách công dân Việt Nam và sau đó không thể quay lại Việt Nam nữa.

Có thể thấy visa tị nạn Nhật liên quan đến những vấn đề nhạy cảm và chỉ cấp cho đối tượng chứng minh được hoàn cảnh thực sự khó khăn, có lý do chính đáng cần được bảo hộ như đã nêu ở đầu bài viết. Ngoài ra, chính phủ Nhật cũng đã có thêm nhiều chương trình cho phép lao động sau khi về nước đúng hạn được quay trở lại Nhật Bản làm việc lần 2. Vì vậy, xin visa tị nạn không phải con đường duy nhất để ở lại đây. Bạn nên xem xét tính khả thi của loại visa này cùng những hệ lụy khuyến cáo nêu trên trước khi có ý định nộp hồ sơ.  

Hy vọng những thông tin bên trên đã giúp bạn hiểu rõ về visa tị nạn Nhật Bản và các quy định của chính phủ Nhật liên quan đến loại thị thực này. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm các dịch vụ visa Nhật Bản khác để có cơ hội sang cư trú và làm việc hợp pháp tại đất nước này, hãy liên hệ với Nowtadi ngay nhé.

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Đóng góp ý kiến