visa thương mại Nhật Bản

Xin visa thương mại Nhật Bản: Thủ tục, hồ sơ, lệ phí như thế nào?

Ngày nay, quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ. Do đó, rất nhiều người Việt Nam có nhu cầu hoạt động thương mại tại Nhật. Trước khi đạt được mong muốn này, bạn cần xin visa thương mại Nhật Bản. Hãy cùng Nowtadi tìm hiểu về điều kiện cấp visa, thủ tục xin visa thương mại Nhật Bản trong bài viết này nhé!

Visa thương mại Nhật Bản là gì?

visa thương mại Nhật Bản là gì?

Visa thương mại Nhật Bản là loại visa được dùng với mục đích công tác, ký kết hợp đồng kinh doanh, đàm phán thương mại, nghiên cứu thị trường hoặc để tham gia các hội thảo, hội nghị. Đây là loại visa không được sử dụng với mục đích lao động, đi làm để nhận thù lao.

Thời gian lưu trú của visa thương mại tại Nhật từ 30 ngày đến tối đa 90 ngày. Loại visa này chỉ được sử dụng cho mục đích công tác, thương mại. Nếu bạn dự định đi du lịch Nhật Bản thì không thể sử dụng loại visa này.

Ưu điểm khi sở hữu visa thương mại Nhật Bản

  • Phân loại visa: Lưu trú ngắn ngày
  • Loại hình: Visa nhiều lần ( Visa multiple)
  • Thời gian lưu trú: 15 ngày, 30 ngày hoặc kéo dài đến 90 ngày
  • Thời hạn hiệu lực: 1 năm, 3 năm hoặc 05 năm

Tuy rằng, khi sở hữu loại visa này bạn có thể nhập cảnh không giới hạn và thời gian lưu trú có thể kéo dài đến 90 ngày. Nhưng nếu bạn sử dụng visa không đúng mục đích, nhập cảnh Nhật Bản quá nhiều lần và nhập cảnh liên tục có thể sẽ khiển hải quan nghi ngờ. Cũng chính vì điều này, rất có thể bạn sẽ bị điều tra và cấm nhập cảnh.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục xin visa kinh doanh Nhật Bản chi tiết

Xin visa thương mại Nhật Bản khó hay dễ? Điều kiện cần là gì?

điều kiện xin visa Nhật Bản là gì?

Để xin visa thương mại Nhật Bản không quá khó, theo đó bạn cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Đảm bảo có đủ khả năng tài chính để chắc chắn bạn có thể thanh toán các khoản phí cho toàn bộ chuyến đi Nhật Bản.
  • Trước đây đã từng đến Nhật Bản và lưu trú ngắn hạn trong 3 năm gần đây. Bạn không vi phạm pháp luật Nhật Bản trong suốt thời gian lưu trú. Có các hành vi như: trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, lao động trái phép…
  • Nhiều lần đi đến các nước G7 (trừ Nhật) với mục đích lưu trú ngắn hạn trong 3 năm gần đây.

Ai là người được cấp visa thương mại Nhật Bản?

Thông thường đối tượng đi Nhật theo visa thương mại sẽ chia thành 02 nhóm sau:

Người đến Nhật với mục đích thương mại

  • Nhân viên làm việc chính thức trong các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, công ty nhà nước, hay công ty có vốn đầu tư Nhật Bản là thành viên Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại tỉnh, thành phố thuộc sự quản lý của Đại Sứ Quán Nhật Bản/ Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản
  • Nhân viên làm việc chính thức ở các doanh nghiệp liên doanh, hay các chi nhánh, công ty con mà công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
  • Người có chức vụ đã từng đến Nhật Bản với mục đích thương mại trong 3 năm gần đây
  • Người có chức vụ đã từng đến Nhật Bản với mục đích thương mại từ 3 lần trở lên trong 3 năm gần đây

Nhà hoạt động văn hóa, trí thức đến Nhật theo Visa thương mại

  • Người làm nghệ thuật trong các lĩnh vực như: văn học nghệ thuật, mỹ thuật, kịch, âm nhạc, vũ đạo,… có thành tích cao đã được công nhận, hoặc nhà nghiên cứu trong lĩnh vực KHNV hay KHTN.
  • Người có tư cách của một quốc gia, quốc tế. Ví dụ như kế toán công, luật sư, công chứng viên, nhân viên hỗ trợ tư pháp, bác sĩ.
  • Vận động viên không chuyên, vận động viên thể thao chuyên nghiệp có thành tích nổi bật đã được công nhận.
  • Giảng viên Đại học trở lên, các vị trí từ Trưởng phòng trở lên tại các Viện nghiên cứu Nhà Nước và Bảo tàng, Bảo tàng mỹ thuật của Nhà Nước.
  • Công chức nhà nước, đại biểu Quốc hội hoặc các đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, công chức địa phương.

>>> Đọc thêm: Khám phá toàn bộ thông tin về visa đầu tư Nhật Bản từ A-Z

Các bước xin visa thương mại Nhật Bản 5 năm

thủ tục xin visa thương mại Nhật Bản 5 năm

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

Giấy tờ thông tin nhân thân

  • Hoàn thiện và in đơn xin visa thương mại Nhật Bản theo mẫu của lãnh sự quán tại link sau: https://bit.ly/2QAzNr0. Sau đó bạn cần kí tên, dán ảnh lên đó. Bạn hãy lưu ý, khi điền đơn mà mục nào không có thông tin, bạn nên điền N/A vào, tuyệt đối không nên để trống.
  • 02 ảnh thẻ cỡ 4,5×4,5cm. Chụp trên phông trắng trong vòng 3 tháng gần đây.
  • Bản gốc và bản photo hộ chiếu còn hiệu lực tối thiểu 6 tháng kể từ ngày xin visa thương mại Nhật Bản. Lưu ý, hộ chiếu có càng nhiều dấu mộc thể hiện đã đến nhiều nước thì cơ hội xin thành công visa càng cao. Nếu bạn chưa từng đi nước ngoài thì nên có số tiền tiết kiệm trong ngân hàng lớn.
  • Bản sao photo 2 mặt sổ hộ khẩu, sơ yếu lí lịch, CMND/ CCCD có dấu công chứng.
  • Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân có dấu của chính quyền địa phương.

Lưu ý: Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Nhật Bản kiểm tra rất kỹ hồ sơ xin visa, vì vậy bạn cần chuẩn bị đầy đủ, chính xác những yêu cầu về giấy tờ của họ.

Giấy xác nhận hợp tác với đối tác Nhật Bản

  • Thư mời từ phía doanh nghiệp Nhật Bản Nội dung thư cần ghi rõ thông tin người được mời và người mời (họ tên, chức vụ, giới tính, địa chỉ, số điện thoại… và phải có chữ kí xác nhận từ phía công ty đối tác.
  • Bản sao công chứng xác nhận giấy phép đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản.
  • Quyết định cử đi công tác Nhật Bản có chữ ký xác nhận của thủ trưởng công ty tại Việt Nam.
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ hợp tác giữa công ty Việt Nam và công ty Nhật Bản như hợp đồng kinh doanh, tài liệu hội nghị, email,…

Giấy tờ xác minh công việc

  • Đối với chủ doanh nghiệp: Giấy tờ đăng ký kinh doanh và hóa đơn nộp thuế trong 3 tháng gần nhất.
  • Đối với nhân viên: Hợp đồng làm việc hoặc giấy bổ nhiệm chức vụ (nếu có), bảo hiểm Y tế, bảng lương 3 tháng, giấy cử đi công tác Nhật Bản có chữ ký của giám đốc.

Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính

  • Sao kê sổ tiết kiệm ngân hàng có số dư tối thiểu 150 triệu đồng và thời gian gửi ít nhất 3 tháng
  • Các giấy tờ chứng minh tài sản như giấy tờ sở hữu nhà đất, chứng khoán, ô tô (nếu có).
  • Lịch trình chi tiết chuyến đi Nhật Bản
    • Lịch trình làm việc cụ thể mỗi ngày ở Nhật Bản: địa điểm làm việc, địa chỉ khách sạn lưu trú,…
    • Nếu ở nhà người thân – kê khai thông tin người bảo lãnh lưu trú (tên, tuổi, địa chỉ nhà, giấy tờ chứng minh mối quan hệ…).

Lưu ý: Bạn không cần đặt vé máy bay khứ hồi và đặt phòng khách sạn tại Nhật trước khi làm visa. Lãnh sự quán Nhật sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp đã mua vé máy bay nhưng không đỗ visa.

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp

Sau khi hoàn thiện hồ sơ xin visa thương mại Nhật Bản, bạn có thể đi nộp hồ sơ trực tiếp theo 2 cách đó là: Nộp hồ sơ tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam hoặc nộp ở các Đại lý được ủy thác (VFS Global) tiếp nhận hồ sơ ở các tỉnh thành.

Trường hợp nộp hồ sơ ở cơ quan lãnh sự Nhật Bản cần phải lưu ý khu vực sinh sống đó là:

  • Nếu bạn sinh sống và có hộ khẩu Gia Lai, Bình Định trở ra sẽ nộp hồ sơ xin visa ở văn phòng Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội.
  • Trong trường hợp có hộ khẩu từ Đắk Lắk, Phú Yên trở vào sẽ nộp hồ sơ ở trụ sở Lãnh sự quán Nhật ở Hồ Chí Minh.
  • Nếu không nộp hồ sơ đúng khu vực, bạn cần bổ sung thêm giấy xác nhận hoặc giấy tạm trú hoặc sổ tạm trú dài hạn do công an phường cấp.

Sau đây là các địa điểm bạn có thể nộp hồ sơ xin visa thương mại trực tiếp:

  • Trụ sở Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội: số 27, Phố Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội
  • Trụ sở Tổng Lãnh sự quán Nhật tại TP. Hồ Chí Minh: số 261, Đường Điện Biên Phủ, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
  • Nộp hồ sơ tại Đại lý tiếp nhận visa được chỉ định: Tại Việt Nam hiện nay có 15 đại lý ủy thác tiếp nhận hồ sơ xin visa Nhật 5 năm bao gồm VFS Global và 14 công ty du lịch Việt Nam.
    • Địa chỉ VFS Global Nhật Bản tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà Gelex, số 52 Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng
    • Địa chỉ VFS Global Nhật tại TP. Hồ Chí Minh: Tầng 4, Tòa nhà Resco, Số 94 – 96 Nguyễn Du, Quận 1

Khi nộp hồ sơ bạn hãy lưu ý một số điều sau đây:

  • Đại lý VFS không có thẩm quyền xét duyệt visa Nhật Bản mà chỉ là đơn vị trung gian tiếp nhận hồ sơ. Hồ sơ sau khi được nộp ở đây sẽ được gửi đến cơ quán lãnh sự Nhật Bản để đánh giá, xét duyệt.
  • Bạn sẽ chỉ mất phí xin visa cho cơ quán lãnh sự Nhật Bản khi visa được cấp. Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ tại đại lý được ủy quyền VFS Global, bạn sẽ cần đóng thêm phí dịch và đây là phí không hoàn trả nếu bạn bị trượt visa.
  • Để lịch trình công tác không bị ảnh hưởng, bạn nên nộp hồ sơ xin visa trước ngày đi từ 1-2 tháng. Với visa thương mại Nhật Bản 5 năm, thời gian lưu trú kéo dài từ 30-90 ngày và thời gian có hiệu lực là 5 năm. Từ ngày bạn nhập cảnh vào Nhật Bản mới bắt đầu tính thời gian lưu trú. Vì thế, khi bạn xin visa sớm trước 1-2 tháng cũng không có vấn đề gì.

Lệ phí

lệ phí xin visa thương mại Nhật Bản 5 năm

Để sở hữu visa thương mại Nhật Bản, bạn cần nộp lệ phí xin visa nhiều lần là 1.280.000đ cho Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Nhật Bản. Ngoài ra, nếu bạn thanh toán phí qua các đại lý chỉ định như VFS Global sẽ cần thanh toán thêm các khoản phí dịch vụ khác.

Thời gian xét duyệt hồ sơ

Theo như thường lệ, thời gian tiếp nhận, xét duyệt và trả kết quả visa sẽ có sau 5-7 ngày làm việc không tính các ngày nghỉ lễ-Tết.

Thời gian trả kết quả visa diễn ra vào các buổi chiều từ thứ Hai đến thứ Sáu. Bạn sẽ nhận được giấy hẹn 1 tuần sau lên lấy kết quả sau khi nhân viên Lãnh sự quán tiếp nhận hồ sơ. Trong giấy hẹn có nêu rõ các trường hợp visa không được chấp thuận, hoặc giấy tờ cần bổ sung Lãnh sự quán sẽ gọi điện để thông báo trước ngày hẹn nhận kết quả. Vì vậy, trường hợp 5h chiều trước ngày hẹn lấy kết quả bạn không nhận cuộc gọi này nghĩa bạn đã thành công sở hữu visa.

Trên đây là kinh nghiệm xin visa thương mại Nhật Bản của Nowtadi. Mong rằng, qua bài viết bạn đã nắm được những thông tin về các thủ tục, hồ sơ, các quy định, các khoản phí cũng như quyền lợi khi sở hữu visa thương mại Nhật Bản. Chúc bạn có chuyến đi tốt đẹp và xin visa thành công! Liên hệ ngay với Nowtadi để trải nghiệm các dịch vụ xin visa Nhật Bản nhanh chóng nhất nhé!

5/5 - (2 votes)

Bài viết liên quan

Đóng góp ý kiến