visa chờ tại Úc

Những điều cần biết về visa chờ tại Úc (Bridging visa Úc)

Visa chờ Úc hay visa bắc cầu Úc được Bộ Di trú cấp phép và ban hành nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân tạm trú hợp pháp ở Úc trong thời gian đợi visa mới. Nếu bạn vướng phải trường hợp visa sắp hết hạn và vẫn mong muốn ở lại lãnh thổ Úc, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp các thông tin và đặc điểm cụ thể về loại visa này. 

Tìm hiểu về visa chờ Úc

Định nghĩa về visa

Visa chờ Úc còn được biết đến với tên gọi khác như bridging visa Úc hay visa bắc cầu Úc. Đây là loại visa cho phép cá nhân trong thời gian chờ kết quả xin một visa chính thức nào đó được tạm trú hợp pháp trên đất Úc. Cũng vì thế nên thời hạn của visa chờ khá ngắn và các quyền lợi dành cho người giữ visa không nhiều. 

Visa chờ sẽ bắt đầu có hiệu lực khi thị thực mà cá nhân đang giữ hết hạn và cần phải làm visa mới nếu muốn ở lại Úc lâu dài.

Tìm hiểu về visa chờ Úc
Tìm hiểu về visa chờ Úc

Bên dưới là các trường hợp cụ thể đương đơn được cấp visa chờ Úc:

  • Cá nhân trong thời gian chờ kết quả cấp visa mới sau khi visa ban đầu hết hạn. 
  • Cá nhân chờ kết quả từ Tòa Phúc thẩm Hành chính về việc visa chính thức bị từ chối hoặc hủy. 
  • Cá nhân chờ đợi xem xét về quyết định visa và đang trong thời gian kháng án lên Tòa án Liên Bang Úc. 
  • Cá nhân đang chờ kết quả can thiệp của Bộ Di trú Úc hoặc đang sắp xếp về nước vì vấn đề cư trú bất hợp pháp trên đất Úc.

>>> Đọc thêm: Trọn bộ hướng dẫn xin visa Úc online nhanh chóng, chi tiết nhất

Các loại visa chờ Úc hiện có

Theo Bộ Di trú, có 6 loại visa bắc cầu Úc dành cho các đối tượng khác nhau dựa trên tình trạng visa của cá nhân trước đó. Danh sách các loại visa cụ thể như sau:

Visa chờ loại A (BVA – subclass 010)

  • Đặc điểm: 
    • Dành cho cá nhân đang nộp đơn xin cấp thị thực mới.
    • Visa hiện tại vẫn còn hiệu lực trong thời gian chờ quyết định.
    • Đang lưu trú tạm thời tại Úc trong thời điểm xin visa. 
    • Người nhận visa A cần sinh sống hợp pháp tại Úc trong thời điểm làm visa. 
    • Cá nhân không được phép rời khỏi Úc vì visa chờ sẽ hết hiệu lực khi đương đơn xuất cảnh. 
    • Trong trường hợp việc xin visa mới bị từ chối, bạn có thể kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm và visa A sẽ tự động gia hạn đến khi Tòa đưa ra quyết định cuối cùng. 
    • Người sở hữu visa chờ được phép lao động trong một vài trường hợp được Úc cho phép. 
  • Thời điểm có hiệu lực: Khi visa đang sở hữu hết hạn sử dụng. 
  • Thời điểm hết hiệu lực: Dao động khoảng 30 – 35 ngày từ khi có quyết định cuối cùng của Tòa về visa đương đơn đang xin.

Visa chờ loại B (BVB – subclass 020)

  • Đặc điểm: 
    • Dành cho đối tượng là người hiện đang sở hữu visa A sinh sống tại Úc nhưng cần xuất cảnh trong thời gian visa mới đang được xem xét. 
    • Người giữ visa chờ Úc loại B được phép đi làm trong một số trường hợp. 
    • Cá nhân được phép xuất cảnh khi sở hữu visa loại B với lý do chính đáng. 
    • Visa B cần được nộp trước ngày dự định xuất cảnh khỏi Úc ít nhất 2 tuần đến 3 tháng. Bạn không cần nộp quá sớm nếu không muốn Bộ Di trú trì hoãn việc xem xét visa chính thức bạn đã nộp trước đó, nhưng đồng thời không nên nộp quá trễ vì khả năng từ chối cấp visa chờ rất cao. 
  • Thời điểm có hiệu lực: Visa trước đó đã hết thời hạn sử dụng.
  • Thời điểm hết hiệu lực: Visa BVB sẽ hết hiệu lực sau 28 đến 35 ngày tính từ khi nhận được quyết định về visa chính thức.
Người làm visa chờ hiện đang lưu trú tại Úc
Người làm visa chờ hiện đang lưu trú tại Úc

Visa chờ loại C (BVC – subclass 030)

  • Đặc điểm: 
    • Dành cho cá nhân đang ở Úc trong thời điểm nộp xin visa chính thức.
    • Cá nhân chấp hành ở lại Úc trong thời gian hiệu lực của visa chờ. 
    • Đương đơn không sở hữu visa chờ loại E trong khi nộp đơn xin visa C.
    • Visa không cho phép cá nhân lao động trong thời gian giữ thị thực. Trong trường hợp cần lao động do thiếu khả năng tài chính, vấn đề cá nhân,… đương đơn cần trình bày rõ nguyện vọng, lý do và hoàn thành đơn nộp lên Bộ Nội vụ Úc. 
  • Thời điểm có hiệu lực: Khi visa chính đã hết hạn tại Úc hoặc ngay khi visa bắc cầu Úc loại C được cấp. 
  • Thời điểm hết hiệu lực: Visa loại C hết hiệu lực trong các trường hợp sau: 
    • Sau khoảng 28 đến 35 ngày tính từ lúc cá nhân nhận được kết quả xem xét visa chính thức. 
    • Khi cá nhân rời xuất cảnh khỏi Úc khi đang sở hữu visa C.
    • Đương đơn xin và được cấp loại bridging visa Úc khác.

Visa chờ loại D (BVD: Prospective Applicant – subclass 040)

  • Đặc điểm: 
    • Dành cho cá nhân hiện đang sinh sống tại Úc. Đương đơn có thể không sở hữu visa chính thức nào đó hoặc visa sắp hết hạn trong 3 ngày sắp tới (tính từ thời điểm nộp đơn xin visa chờ Úc loại D). 
    • Visa không cho phép đương đơn rời Úc trong thời gian giữ thị thực. 
  • Thời điểm có hiệu lực: Visa chờ đưa vào sử dụng khi visa chính hết hiệu lực. 
  • Thời điểm hết hiệu lực: 5 ngày tính từ ngày visa được cấp.

Visa chờ loại D (BVD: Non Applicant – subclass 041)

  • Đặc điểm: 
    • Dành cho các cá nhân đang sinh sống tại Úc và không sở hữu visa chính thức nào. Cá nhân không có nhu cầu hoặc không được quyền xin một loại visa Úc nào khác. 
    • Visa không cho phép người sở hữu đi làm trong thời gian giữ thị thực. 
  • Thời điểm có hiệu lực: Khi visa chờ được cấp. 
  • Thời điểm hết hiệu lực: Visa có thời gian sử dụng trong vòng 5 ngày tính từ thời điểm được cấp.

Visa chờ loại E (BVE: General – subclass 050)

  • Đặc điểm: 
    • Dành cho cá nhân chưa được cấp phép sinh sống trên lãnh thổ Úc (lưu trú bất hợp pháp) và trong quá trình chờ Bộ Nội vụ xem xét hồ sơ. 
    • Đương đơn có thể xin visa khi đang thu xếp để rời khỏi Úc hoặc nộp hồ sơ làm các loại visa khác. 
    • Các trường hợp đương đơn kháng cáo về các vấn đề visa trước đó có thể được chấp thuận để xin visa E. 
    • Người sở hữu visa chờ E không được quyền đi làm trong thời gian thị thực có hiệu lực. 
  • Thời điểm có hiệu lực: Khi visa sử dụng trước đó hết hạn. 
  • Thời điểm hết hiệu lực: Khi cơ quan nhận được kết quả của visa hiện tại đương đơn đang xin sau 28 đến 35 ngày.

Visa chờ loại E (BVE: Protection Visa Applicant – subclass 051)

  • Đặc điểm: 
    • Dành cho cá nhân lưu trú bất hợp pháp tại Úc hoặc đang chờ xuất cảnh khỏi Úc. Đương đơn đang quá trình chờ Bộ Nội vụ xem xét hồ sơ xin visa chính thức. 
    • Visa được sử dụng trong trường hợp khác như: 
      • Đương đơn gặp vấn đề trong quá trình nhập cảnh như bị từ chối, tạm giữ do vấn đề nhập cư.
      • Đương đơn hiện đang nộp giấy tờ hồ sơ thị thực bảo vệ. 
    • Visa không cấp quyền lợi đi làm dành cho người sở hữu. Vì vậy, trong trường hợp cần thiết, đương đơn buộc làm đơn xin Bộ Nội vụ xem xét và cấp phép. 
  • Thời điểm có hiệu lực: Khi visa sử dụng trước đó hết hạn. 
  • Thời điểm hết hiệu lực: Khoảng 28 đến 35 ngày tính từ thời điểm nhận quyết định kết quả visa đang xin của đương đơn.
Visa chờ loại E cho người lưu trú bất hợp pháp trên lãnh thổ Úc
Visa chờ loại E cho người lưu trú bất hợp pháp trên lãnh thổ Úc

Bạn có thể liên hệ Nowtadi để cập nhật các thông báo mới nhất từ Bộ Di trú và chính phủ Úc về cụ thể từng loại visa chờ Úc. 

Thắc mắc phổ biến khi xin visa bắc cầu Úc

Trong quá trình làm visa Úc, không thể tránh khỏi những trường hợp bạn có những thắc mắc về loại visa bắc cầu. Tham khảo phần giải đáp bên dưới cho những câu hỏi thường gặp:

Câu hỏi 1: Visa chờ Úc cho phép tôi xuất và nhập cảnh lại vào Úc trong thời gian giữ visa không?

Trả lời: Theo quy định của Úc, visa bắc cầu sẽ mất hiệu lực nếu cá nhân sở hữu rời khỏi quốc gia này. Tuy vậy, không ít trường hợp xuất cảnh Úc trong thời gian giữ visa chờ và không được cấp phép nhập cảnh trở lại do vi phạm quy định mà chính phủ Úc đã đề ra trước đó. Quy định trên không được áp dụng với bridging visa Úc loại B, điều này đồng nghĩa với việc chỉ những cá nhân có giữ visa B mới có thể ra vào nước Úc trong khoảng thời gian chờ visa mới một cách hợp pháp. Tuy vậy, visa B có giá trị trong thời gian ngắn nên cá nhân sẽ buộc phải xin phép cấp lại visa loại B nếu cần xuất nhập cảnh khỏi Úc nhiều lần.

Câu hỏi 2: Điều cần lưu ý khi visa chờ bị hủy là gì?

Trả lời: Không ít trường hợp visa chờ của đương đơn bị bác bỏ. Trong trường hợp này, cá nhân cần tuân thủ đúng quy định và rời khỏi nước Úc. Nếu lý do hủy không thuyết phục, bạn có thể khiếu nại bằng cách nộp đơn lên AAT (Tòa Phúc thẩm Úc), trình bày rõ lý do cần visa chờ Úc trong thời gian sắp tới và đề nghị được xem xét lại hồ sơ. 

Lưu ý hồ sơ khiếu nại cần được nộp trong vòng 2 ngày kể từ thời gian nhận kết quả. 

Câu hỏi 3: Rủi ro khi xin visa chờ loại E. 

Trả lời: Thực chất, visa chờ Úc loại E được cấp cho người đang lưu trú chưa hợp pháp tại Úc và có mong muốn được giải quyết hồ sơ. Nhiều trường hợp đương đơn vướng vào các nạn lừa đảo về di trú khi giữ loại visa này vì lầm tưởng và không hiểu rõ các điều kiện yêu cầu của visa. 

Visa E cũng là loại có ít quyền lợi nhất cho người sở hữu nó. Theo quy định, người giữ visa này không được đi làm (trừ những trường hợp chứng minh được khó khăn về tài chính) và không được ra khỏi Úc trừ khi có thông báo yêu cầu từ Bộ Nội vụ Úc.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn đặt lịch hẹn visa Úc toàn bộ từ A đến Z chi tiết

Kết luận

Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về visa chờ Úc và có hướng chuẩn bị rõ ràng trong quá trình làm thị thực. Tuy bridging visa Úc chỉ mang tính chất tạm thời, không ít rủi ro rằng visa sẽ bị hủy vì nhiều lý do chủ quan và khách quan. Vì thế, bạn có thể liên hệ Nowtadi để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng phòng khi rủi ro có khả năng xảy đến. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các dịch vụ visa Úc nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu phát sinh sau này.

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Đóng góp ý kiến