Xin visa đi Đức chưa bao giờ dễ dàng, thậm chí rất nhiều đương đơn đã bị từ chối nhiều lần bởi các lý do như chưa chứng minh được khả năng tài chính, nộp thiếu giấy tờ trong hồ sơ,… Vậy các lý do phổ biến dẫn đến việc bị từ chối visa đi Đức là gì? Cùng tìm hiểu ngay để xác định cách khắc phục hiệu quả cho lần xin visa tới trong bài viết này nhé!
Mục lục
Top nguyên nhân khiến bạn bị từ chối visa đi Đức
Visa Đức là một trong những loại visa Schengen khó xin nhất. Do đó, thất bại trong việc nộp hồ sơ xin visa đi Đức là điều ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, đương đơn cần hiểu rõ nguyên nhân Đại sứ quán Đức từ chối cấp visa để có hướng xử lý tiếp theo hoặc khắc phục trong các lần sau.
>>> Xem thêm: Visa Schengen là gì? Thủ tục, kinh nghiệm xin visa Schengen
Theo kinh nghiệm của mình, Nowtadi nhận thấy khoảng 90% các trường hợp bị từ chối đến từ những nguyên nhân sau đây.
Không chứng minh được mục đích và điều kiện lưu trú
Khi xét duyệt hồ sơ xin visa, Cơ quan Lãnh sự Đức đặc biệt quan tâm đến mục đích nhập cảnh của đương đơn. Nếu như các giấy tờ mà đương đơn cung cấp không đầy đủ, không thuyết phục được lý do sang Đức là chính đáng thì sẽ không được chấp nhận. Đặc biệt, trong trường hợp phát hiện có sự không trùng khớp giữa các thông tin, cơ quan sẽ nghi ngờ mục đích thực sự của chuyến đi này và sẽ lập tức loại. Các trường hợp cụ thể như sau:
- Các giấy tờ chứng minh cho chuyến đi đã nộp không khớp nhau về thông tin, điển hình như thời gian trên vé máy bay không thống nhất với giờ checkin, checkout của khách sạn.
- Đại sứ quán không thể xác minh danh tính của người thân hay đối tác ở Đức như trong thư mời.
- Có sự thay đổi mục đích của chuyến đi kể từ thời điểm chuẩn bị hồ sơ đến khi đi phỏng vấn. Ví dụ như thông tin ban đầu là đi công tác, tuy nhiên sau đó đổi sang thăm hoặc đoàn tụ với người thân.
- Người thân ở Đức không có quan hệ trực tiếp như bạn bè của anh chị hoặc họ hàng,…
- Vé đặt máy bay, khách sạn đã bị hủy hoặc chưa được thanh toán.
- Thời gian sang Đức dự kiến không trùng khớp với thời gian đã xin nghỉ tại công ty hoặc doanh nghiệp.
Không chứng minh được các ràng buộc tại Việt Nam
Để chắc chắn cá nhân sẽ quay trở lại khi thời hạn visa kết thúc, ngoài yếu tố về mục đích, Cơ quan lãnh sự Đức cũng rất chú ý đến các mối ràng buộc của bạn với quê hương. Nếu như bạn chưa kết hôn, không người phụ thuộc như con cái, cha mẹ già ở hoặc đang không có một công việc ổn định, cơ quan xét duyệt sẵn sàng loại hồ sơ của bạn ngay.
Không chứng minh được khả năng tài chính
Nhiều khách hàng của Nowtadi rằng chỉ cần cho thấy số dư tài khoản tiết kiệm phù hợp là đã đủ để chứng minh tài chính xin visa đi Đức. Thế nhưng thực tế Cơ quan Lãnh sự nước này sẽ “soi” rất kỹ vào nguồn gốc và tính hợp lý của con số này. Ví dụ, với mức thu nhập của một nhân viên văn phòng, không có công việc làm thêm thì không thể bỏ ra một khoản tiền tiết kiệm hơn 1,000 USD/tháng. Do đó, các vấn đề liên quan đến chứng minh tài chính có thể khiến đương đơn bị từ chối visa là:
- Bị nghi ngờ làm giả tài chính
- Giấy tờ chứng minh thu nhập không hợp lý và trùng khớp so với tổng tài sản hoặc không nêu được các nguồn thu khác
- Tổ chức cử nhân viên đi công tác không chứng minh có đủ khả năng tài chính hỗ trợ cho các hoạt động đi lại, ăn uống, chỗ ở của nhân viên tại Đức
Đã từng vi phạm thời gian lưu trú trước đó
Lịch sử đi ra nước ngoài của bạn được ghi chú lại và được liệt kê là đã ở quá số ngày cho phép cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bạn bị từ chối xin visa đi Đức. Nhìn chung, Đại sứ quán có thể sẽ châm chước 1-2 lần nếu bạn giải trình được lý do đặc biệt dẫn đến việc phải ở lại quá thời gian cho phép. Tuy nhiên, nếu tần suất nhiều hơn và bạn không xác thực được lý do thì khả năng bạn sẽ bị từ chối với cùng lý do trong lần nộp hồ sơ kế tiếp.
Đương đơn từng có tiền án tiền sự tại nước ngoài
Trường hợp bạn vi phạm pháp luật và bị lưu trữ thông tin trên hệ thống các nước khác trong cùng khối Schengen thì khả năng bạn được cấp visa đi Đức là rất thấp. Trong trường hợp bạn thực hiện một trong số hành động vi phạm quá nhiều lần với ảnh hưởng tiêu cực lớn trước đó thì bạn có thể sẽ bị cấm nhập cảnh sang các nước này vĩnh viễn. Những hành vi có thể dẫn đến việc vi phạm pháp luật ở các nước thuộc khối Schengen như sau:
- Trộm cắp
- Đánh nhau
- Buôn lậu
- Cư trú bất hợp pháp,…
Sử dụng loại bảo hiểm y tế không phù hợp
Quy định chung của Đại sứ quán với các hồ sơ xin visa đi Đức là phải mua bảo hiểm có giá trị bồi thường tối thiểu 30.000 Euro. Nếu đương đơn mua sai hãng bảo hiểm được quy định, thời gian trong bảo hiểm không phù hợp cũng dẫn đến khả năng bị từ chối visa đi Đức.
Nên làm gì khi bị từ chối visa đi Đức?
Sau khi biết hồ sơ bị từ chối và trả lại, bạn có thể xử lý theo 1 trong 2 cách như sau:
Khiếu nại quyết định từ chối cấp thị thực
Đương đơn hoàn toàn có quyền khiếu nại bằng văn bản với quyết định từ chối cấp thị thực và đề nghị thẩm tra lại hồ sơ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các điểm như sau:
- Thời hạn khiếu nại đối với thị thực Schengen/visa Đức là 1 tháng kể từ ngày nhận được thông báo từ chối.
- Thời gian giải quyết đơn khiếu nại thông thường là từ 4 tuần hoặc lâu hơn.
- Trong đơn khiếu nại bạn có thể trình bày lại mục đích xin thị thực. Với nội dung này, bạn cần nêu rõ các lập luận liên quan đến lý do từ chối.
- Bạn cũng có thể nộp bổ sung các loại giấy tờ chưa nộp theo yêu cầu.
- Trong đơn khiếu nại, bạn cũng cần cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ như là số điện thoại, số fax, địa chỉ email cũng như mã bưu chính viễn thông.
Lưu ý: Theo như Nowtadi quan sát thì hơn 95% trường hợp khiếu nại đều không thành công. Do đó, bạn có thể xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định lựa chọn phương án này.
Nộp lại hồ sơ mới tốt hơn
Để nhanh chóng có visa mới, một cách khác là nộp hồ sơ đã được khắc phục các vấn đề liên quan tới lý do bị từ chối. Trong lần nộp thứ 2, bạn cần chú ý nộp kèm đầy đủ các loại giấy tờ có giá trị thuyết phục hơn.
Tìm đến đơn vị xin visa uy tín
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xin visa, Nowtadi cung cấp dịch vụ xin visa Đức uy tín với tỷ lệ đỗ cao. 100% khách hàng từng sử dụng dịch vụ đều phản hồi tốt, liên hệ ngay để được nhận tư vấn về hồ sơ của bạn.
Thêm vào đó, cùng kiểm tra tỷ lệ đậu visa Đức với đội ngũ dày dạn kinh nghiệm của Nowtadi! Chỉ mất 2 phút là bạn đã có thể nhận ngay kết quả.
Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ giúp tránh bị từ chối visa đi Đức
Để giúp hồ sơ có khả năng được duyệt nhanh chóng hơn, đương đơn có thể tham khảo một số mẹo hữu ích như sau:
Chứng minh mục đích chuyến đi là chính đáng
Để đảm bảo an ninh quốc gia, Đại sứ quán Đức luôn xem xét lý do và mục đích nhập cảnh của đương đơn trước tiên. Dù mục đích là gì, bạn cũng cần phải chứng minh được điều đó thông qua việc cung cấp các thông tin hoặc giấy tờ cụ thể như sau:
- Với mục đích du lịch: Cung cấp lịch trình di chuyển giữa các địa điểm cụ thể về thời gian, ngày tháng,…
- Với mục đích du học: Trình bày thư mời nhập học hoặc thư giới thiệu học tập tại trường học ở Đức,…
- Với mục đích làm việc: Nộp giấy điều chuyển công tác sang làm việc tại Đức có chữ ký của lãnh đạo công ty,…
- Với mục đích đoàn tụ người thân: Giấy bảo lãnh sang Đức trong khoảng thời gian nhất định từ người thân đang cư trú tại đây
Chứng minh đủ khả năng tài chính
Mục đích của việc chứng minh tài chính là nước sở tại không muốn “bao nuôi” người nhập cư. Do đó, nguồn lực tài chính rõ ràng, đầy đủ, vững vàng sẽ giúp hồ sơ xin visa đi Đức của bạn được đánh giá cao. Cụ thể, bạn cần cung cấp thêm các giấy tờ tài sản ở Việt Nam để củng cố bằng chứng cho khả năng sinh sống tốt tại Đức và quay lại Việt Nam theo dự kiến.
- Sao kê tài khoản hiện tại với giao dịch trong 3 tháng gần nhất
- Các bằng chứng khác liên quan (sổ tiết kiệm, sổ đỏ, các thanh toán thẻ tín dụng)
- Một công việc đảm bảo, vị trí xã hội tốt,… có thu nhập thường xuyên
Cho thấy lý do để quay về Việt Nam sau chuyến đi
Visa đi Đức sẽ được cấp phép nếu đương đơn chứng minh được khả năng trở về đất nước của mình sau khi kết thúc chuyến đi. Cán bộ lãnh sự sẽ quyết định dựa trên các yếu tố ràng buộc như sau:
- Gia đình tại Việt Nam trong các mối quan hệ như vợ/chồng, con cái hoặc trách nhiệm giám hộ: Đương đơn có thể cung cấp các loại giấy tờ chứng minh quan hệ như giấy kết hôn, sổ hộ khẩu,…
- Công việc ổn định tại quê nhà: Bạn có thể nộp bản hợp đồng làm việc với công ty để chứng minh.
- Kinh tế như thu nhập bổ sung thường xuyên hoặc sở hữu bất động sản: Gồm giấy tờ sở hữu và cho thuê đất, ô tô,…
- Lịch sử sử dụng visa Schengen đúng theo quy định
- Các thay đổi trong cuộc sống cá nhân từ lần xin visa chuẩn nhất
Kết luận
Thất bại trong việc xin visa Đức là điều mà không ai mong muốn. Nowtadi rất thấu hiểu vì không chỉ bạn mà rất nhiều khách hàng của chúng tôi cũng có gặp phải tình trạng tương tự. Hy vọng rằng với bài viết trên đây, bạn đã có thể khắc phục và thành công trong lần xin visa sắp tới. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ với dịch vụ visa Nowtadi để được tư vấn và giải đáp ngay lập tức!