Nếu đang có nhu cầu sang đoàn tụ với người thân sinh sống tại Đức, bạn hẳn sẽ cần tìm hiểu để xin visa đoàn tụ Đức. Mặc dù visa đi Đức nổi tiếng là khó xin nhưng một khi đã nắm rõ được các thủ tục, quy trình và lưu ý một số điểm sau đây, bạn hoàn toàn có thể yên tâm hồ sơ của mình sẽ được xét duyệt. Hãy cùng Nowtadi tìm hiểu xem đó là gì nhé!
Mục lục
Một số điểm đặc biệt về visa đoàn tụ Đức
Visa đoàn tụ Đức là gì?
Trong hai loại visa Đức, visa đoàn tụ được xếp vào loại visa Schengen dài hạn, hay còn gọi thị thực cấp D. Loại giấy tờ này cho phép người nước ngoài đến Đức sinh sống và đoàn tụ với các thành viên trong gia đình của họ ở đất nước này trong khoảng thời gian dài hạn, hơn 90 ngày. Người được cấp visa được phép tìm một công việc để kiếm thêm thu nhập trong khoảng thời gian lưu trú tại đây.
>>> Xem thêm: Visa Schengen là gì? Thủ tục, kinh nghiệm xin visa Schengen
Chính vì đặc điểm này mà xảy ra tình trạng kết hôn giả với người Đức nhằm sang lao động xuất khẩu. Đại sứ quán Đức do đó đã bắt buộc các hồ sơ xin visa diện đoàn tụ phải có người bảo lãnh.
Ai được phép bảo lãnh cho visa đoàn tụ ở Đức?
Đối tượng bảo lãnh cho visa đoàn tụ Đức chỉ giới hạn trong các mối quan hệ huyết thống, rất gần gũi và chứng minh được bằng các văn bản giấy tờ. Những người được cấp phép bao gồm:
- Vợ/chồng (Chứng minh bằng Giấy đăng ký kết hôn)
- Con cái (Chứng minh bằng Giấy khai sinh)
Phí xin cấp visa đoàn tụ ở Đức
Để được tiếp nhận hồ sơ, bạn sẽ cần phải chuẩn bị trước một khoản chi phí nộp cho Đại sứ quán Đức. Cụ thể, mức chi phí cho từng trường hợp như sau:
- Dành cho người lớn trên 18 tuổi: 75 Euro
- Dành cho trẻ em dưới 18 tuổi: 37,50 Euro
Lưu ý: Khoản lệ phí này phải trả ngay khi hồ sơ được nộp lên Đại sứ quán và sẽ KHÔNG được hoàn trả bất kế hồ sơ của bạn có được chấp thuận hay từ chối.
Thời gian xét duyệt đơn xin visa đoàn tụ ở Đức
Tương tự như nhiều loại visa khác, đương đơn bắt buộc phải chờ đợi xét duyệt sau khi nộp hồ sơ. Bên cạnh đó, thời gian xử lý hồ sơ visa đoàn tụ Đức có thể thay đổi tùy thuộc vào địa điểm nhận hồ sơ. Thời gian xử lý trung bình cho loại thị thực này dao động từ 30 – 60 ngày. Trong một số trường hợp đặc biệt, bạn có thể sẽ phải chờ đến 120 ngày.
Trong thời gian này, Đại sứ quán sẽ sắp xếp một buổi phỏng vấn trực tiếp nhằm xác thực một số vấn đề cũng như chắc chắn bạn có thể nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống tại đức ngay khi sang.
Hồ sơ xin visa đoàn tụ Đức gồm những gì?
Để được cấp visa đoàn tụ Đức, bạn cần phải cung cấp những thông tin cá nhân về bản thân để Đại sứ quán xem xét và đưa ra quyết định. Nếu hồ sơ xin visa đã gồm đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu và mọi thông tin trong đó được khai báo trung thực thì khả năng được phê duyệt càng cao. Trong đó, bạn cần chú ý nộp đủ và đúng các loại giấy tờ như sau:
- Hộ chiếu: Còn thời hạn ít nhất 3 tháng và có 2 trang trống để cấp dấu visa đoàn tụ tại Đức trong trường hợp được phê duyệt.
- 02 Ảnh thẻ 3,5cm x 4,5cm: Những tấm ảnh này phải chụp được rõ khuôn mặt dưới phông nền trắng.
- Đơn xin thị thực dài hạn: Khai báo hoàn thiện và đầy đủ thông tin trong 02 bản đơn xin thị thực dài hạn. Bạn có thể tải bản mới nhất tại website của Đại sứ quán.
- Chứng chỉ tiếng Đức (tối thiểu A1)
- Hồ sơ tài chính: Bên trong có thể bao gồm bản sao sổ tiết kiệm, chứng minh tài sản cá nhân, sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất,…
- Hồ sơ việc làm: Gồm một số loại giấy tờ như hợp đồng lao động, chứng nhận cống hiến cho công ty,…
Chi tiết quy trình xin visa đoàn tụ Đức
Để quá trình xin visa đoàn tụ Đức thuận lợi thì cần nắm rõ những thủ tục xin thị thực như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đủ các tài liệu/hồ sơ cần thiết
Bước đầu tiên là tổng hợp tất cả các loại giấy tờ được yêu cầu phải nộp trong hồ sơ xin loại visa này. Thông tin cụ thể về các giấy tờ cần thiết đã được Nowtadi chia sẻ phía bên trên.
Trước khi nộp hồ sơ, bạn nên thử kiểm tra tỷ lệ đỗ visa với Nowtadi chỉ với 3 bước cực kỳ đơn giản và nhanh chóng!
Bước 2: Hoàn thiện đơn đăng ký
Bạn cần phải tải xuống Đơn xin thị thực đoàn tụ gia đình Đức từ nguồn chính thức là website của Đại sứ quán. Sau đó, hãy điền đầy đủ, chính xác các thông tin được yêu cầu và đảm bảo các thông tin đồng bộ với các tài liệu, hồ sơ mà bạn cung cấp.
Bước 3: Đặt lịch hẹn phỏng vấn
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và hoàn tất bước nộp hồ sơ, bạn hãy đặt lịch hẹn để xin phỏng vấn. Thông thường, thời gian hẹn trước sẽ là vài tuần, bạn nên xem xét thời gian để đặt lịch phù hợp nhất.
Bước 4: Nộp hồ sơ và chờ phỏng vấn
Để nộp hồ sơ đúng địa điểm, bạn cần tìm hiểu rõ các thông tin về cơ sở tiếp nhận. Theo thông tin từ Đại sứ quán Đức, đương đơn sẽ phải nộp hồ sơ tại địa điểm được chỉ định tùy thuộc vào nơi đang sinh sống:
- Nộp tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội: Nếu sống từ Huế ra miền Bắc.
- Nộp tại Đại sứ quán Đức tại TP. Hồ Chí Minh: Nếu sống từ Đà Nẵng trở vào miền Nam.
Sau khi nộp hồ sơ từ 1-2 tuần, bạn sẽ nhận được thư mời đến phỏng vấn. Trước khi đến phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị tinh thần thoải mái và vui vẻ. Bên cạnh đó, hãy chú ý mang theo hộ chiếu và một số giấy tờ xác nhận lịch hẹn nộp cho lễ tân để được hướng dẫn vào phòng phỏng vấn.
Bước 5: Chờ kết quả và mua bảo hiểm
Thông thường, thời gian chờ đợi kết quả visa là từ 1 đến 2 tháng. Tuy nhiên cũng có trường hợp đương đơn cần chờ nhiều hơn do phải nộp bổ sung các loại giấy tờ hoặc phỏng vấn thêm. Trường hợp visa của bạn được thông qua thì Đại sứ quán sẽ gửi kèm yêu cầu mua bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm y tế là yêu cầu bắt buộc ở Đức, kể cả người nước ngoài đến du lịch và lưu trú ngắn ngày. Bạn có thể mua loại bảo hiểm này khi đến Đức hoặc mua loại bảo hiểm 90 ngày của các công ty bảo hiểm của Việt Nam.
Để có một bộ hồ sơ hoàn thiện với tỷ lệ đỗ cao, Nowtadi khuyên bạn sử dụng dịch vụ xin visa Đức, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực làm visa, Nowtadi sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và nâng tỷ lệ đỗ lên cao nhất.
Sai lầm dẫn đến trượt visa đoàn tụ Đức
Từng có rất nhiều khách hàng tìm đến Nowtadi sau khi trượt visa đoàn tụ Đức. Qua chia sẻ của họ, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các khách hàng này đều có mắc chung các lỗi sau đây:
- Người bảo lãnh không đủ điều kiện cấp phép: Nhiều đương đơn không nắm rõ được đối tượng có thể bảo lãnh xin visa đoàn tụ Đức dẫn đến hồ sơ bị trả lại. Như Nowtadi đã chia sẻ phía trên, chỉ có người thân trong gia đình mới được cấp phép bảo lãnh như vợ, chồng và con cái.
- Hồ sơ xin visa có dấu hiệu sai lệch thông tin: Có thể là vì để nâng cao khả năng được xét duyệt thành công, nhiều đương đơn đã làm giả một số thông tin như lịch sử nhập cảnh các nước khác, hồ sơ tài chính,… Tuy nhiên, đây là điều cấm kỵ bởi phỏng vấn viên của Đại sứ quán đánh giá việc khai báo thông tin chính xác là cần thiết nhất.
- Quá trình phỏng vấn visa không tốt: Mục đích của buổi phỏng vấn trực tiếp là Đại sứ quán xác minh những nghi ngờ trong hồ sơ của bạn. Chính vì vậy, bạn phải thể hiện thật tự tin, trả lời các câu hỏi lưu loát. Nếu ngập ngừng hay suy nghĩ quá lâu, họ sẽ nghi ngờ bạn đang che giấu điều gì đó. Do đó, trước buổi phỏng vấn, hãy xem kỹ lại hồ sơ của bạn và nhớ kỹ các thông tin cũng như đoán trước trước một số có thể được đặt ra.
Mẹo giúp tăng tỉ lệ xin visa đoàn tụ Đức thành công
Để gia tăng tỷ lệ xin thị thực đoàn tụ Đức cao hơn, đương đơn có thể tham khảo một số mẹo như sau:
Sắp xếp hồ sơ theo đúng thứ tự
Theo thông tin từ Đại sứ quán Đức, bất kỳ ai muốn nộp hồ sơ xin thị thực đoàn tụ Đức đều cần phải xếp các loại giấy tờ theo thứ tự như sau:
- Chứng nhận kết hôn hoặc Giấy tờ Đăng ký sống chung (đã được hợp pháp hóa)
- Chứng nhận đăng ký hộ tịch (không quá 6 tháng)
- Giấy photo hộ chiếu/CCCD của người vợ/chồng đang sinh sống tại Đức
- Chứng minh trình độ tiếng Đức cơ bản
- Bảo hiểm y tế cho khoảng thời gian sẽ ở Đức (theo kế hoạch)
Xác minh tính trung thực của hồ sơ
Thông tin trên mọi giấy tờ trong hồ sơ của bạn phải trùng khớp và đảm bảo đúng sự thật. Trường hợp Lãnh sự quán phát hiện thông tin được cung cấp là giả thì hồ sơ của bạn sẽ bị trả về ngay lập tức. Trường hợp tệ nhất, bạn có thể sẽ bị cấm không được xét duyệt hồ sơ xin bất kỳ loại visa nào sang Đức sau này.
Hãy nhớ rằng Đại sứ quán Đức đặc biệt nghi ngờ các trường hợp kết hôn giả. Các dấu hiệu bị quy cho là kết hôn giả là:
- Người chồng/vợ trước đây từng kết hôn và bảo lãnh cho người khác sang Đức theo dạng đoàn tụ rồi được một thời gian ly dị và lặp lại quy trình này
- Hai vợ chồng có khoảng cách lớn về tuổi tác
- Hai người có quá ít thời gian tìm hiểu nhau và bất đồng về ngôn ngữ
Nêu rõ sự ràng buộc ở Việt Nam
Giống với các loại visa khác, visa đoàn tụ Đức chỉ được cấp phép khi Đại sứ quán chắc chắn rằng người xin thị thực sẽ rời khỏi đất nước của họ đúng hạn. Thông thường, Đại sứ quán sẽ đưa ra quyết định cấp visa dựa trên các yếu tố ràng buộc như sau:
- Về quan hệ gia đình tại Việt Nam: Đó có thể là vợ/chồng hoặc con cái, trách nhiệm giám hộ,…
- Về mặt công việc: Công việc ổn định hoặc một số việc cần phải trở về Việt Nam để giải quyết.
- Về mặt kinh tế: Thu nhập bổ sung hoặc thường xuyên từ việc cho thuê nhà, sở hữu bất động sản,…
Kết luận
Bài viết tổng hợp toàn bộ những kinh nghiệm xin visa đoàn tụ Đức để giúp đương đơn có thể thành công trong lần đầu xin loại thị thực này. Nếu thấy khó khăn trong bất cứ một khâu nào, giấy tờ chứng minh tài chính quan hệ, mua bảo hiểm hay bất cứ khâu nào, bạn hoàn toàn có thể liên hệ dịch vụ visa của Nowtadi được được hỗ trợ nhanh chóng và tận tình nhé!